Dạy học theo định hướng giáo dục STEM vừa mang nghĩa thúc đẩy giáo dục các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học, vừa thể hiện phương pháp tiếp cận liên môn, phát triển năng lực và phẩm chất người học. Để thực hiện thành công chương trình GDPT 2018 thì cần thiết phải đẩy mạnh giáo dục STEM, STEAM trong các nhà trường.
Giáo dục STEM là một quan điểm dạy học theo hướng tiếp cận liên ngành từ hai trong các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học trở lên. Thông qua cách tiếp cận giáo dục tích hợp trong STEM, học sinh nhận thức được sự giao thoa giữa các ngành khoa học và toán học, thấy được sự cần thiết của các kiến thức khoa học để giải quyết một vấn đề thực tiễn hay tạo nên một sản phẩm. Đồng thời, trong quá trình đó HS được khuyến khích sáng tạo, khơi gợi niềm say mê học tập và giúp các em khám phá tiềm năng của bản thân. Mục đích chính của các chương trình giáo dục STEM là tạo cho các em hứng thú học tập, tạo ra những con người tương lai, có đầy đủ phẩm chất, năng lực, bản lĩnh để thích nghi với cuộc sống hiện đại, như các năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Chiều ngày 01/11/2023 trường Tiểu học Bạch Đằng đã tổ chức sinh hoạt chuyên môn dạy minh họa bài học STEM với chủ đề "Trồng cây cảnh trong chậu" môn Công nghệ lớp 4 do cô Nguyễn Thị Châm đại diện cho giáo viên khối 4 dạy tại lớp 4A. Qua tiết dạy, học sinh được tham gia các hoạt động học tập theo quy trình "5 bước".
Các em được xem video về quy trình trồng hoa, cây cảnh, sau đó các em được làm việc theo nhóm với sách giáo khoa, kiến thức nghiên cứu trong từ internet, định hướng của giáo viên,... để thiết kế bản mô phỏng chậu hoa của nhóm mình. Học sinh tích cực tham gia thiết kế, tiếp nhận ý kiến góp ý, hoàn thiện bản vẽ và tiến hành tạo ra các sản phẩm chậu hoa khác nhau. Sau đó các em trồng hoa, cây cảnh vào chiếc chậu vừa mới tạo được. Các em lớp 4A tích cực chia sẻ, đánh giá sản phẩm của mình và nhóm bạn từ đó đề xuất ra những phương án điều chỉnh thiết kế, điều chỉnh lớp lọc, tiện ích của sản phẩm,... nhằm hướng tới hoàn thiện sản phẩm tốt hơn.
Một số hình ảnh cụ thể trong tiết học: